Phẫu thuật cắt búi trĩ có đau không ?
Chào bạn,Phòng Khám xin trả lời câu hỏi "Phẫu thuật cắt búi trĩ có đau không ?" Mức độ đau phụ thuộc phương pháp(PP) điều trị nếu sử dụng PP truyền thống sẽ hơi đau nhưng bù lại chi phí thấp nếu sử dụng PP tiến PPH sẽ không đau,ít chảy máu và hồi phục sau 24h và nhiều trường hợp trĩ đang ở mức độ nhẹ có thể dùng thuốc không cần tiểu phẫu. Để tìm hiểu thêm bạn có thể gọi đến số 028 3838 3975 hoặc để lại số điện thoại hay chat ở khung tư vấn online phía trên.
Bài tập thể dục cho người bệnh trĩ là vô cùng cần thiết để hỗ trợ tốt nhất cho quá trình điều trị bệnh. Dưới đây sẽ là những bài tập thể dục đơn giản nhưng lại vô cùng hữu ích cho người bệnh trĩ.
Các chuyên gia tại Phòng Khám Đa Khoa Hoàn Cầu cho biết, trĩ nội được hình thành ở bên trên đường lược hậu môn. Bệnh trĩ được chia thành 2 loại trĩ nội và trĩ ngoại, đồng thời cũng được phân ra thành 4 cấp độ trĩ dựa trên những triệu chứng và diễn biến bệnh lý.
Khi bắt đầu xuất hiện tình trạng đi cầu ra máu đây được xem là trĩ nội, trĩ ngoại độ 1. Khi các búi trĩ bắt đầu sa ra ngoài lúc này bệnh đã chuyển qua trĩ ngoại, trĩ nội độ 2, tuy nhiên các búi trĩ vẫn có thể tự co lên được.
Và nếu như bệnh trĩ đã chuyển qua độ 3 và độ 4 thì lúc này các búi trĩ đã sa hẳn ra ngoài hậu môn và dùng có dùng tay tác động thì cũng không thể đẩy búi trĩ vào trong được nữa, người bệnh bắt buộc phải dùng đến sự can thiệp từ ngoại khoa.
Chuyên gia nói: Những bài tập thể dục nhẹ nhàng rất tốt cho bệnh trĩ
Người bệnh đứng thẳng, hai tay chống eo, hai chân đan chéo vào nhau và đồng thời nhón gót, co hậu môn lại. Duy trì tư thế này trong khoảng 5 giây rồi trở lại tư thế ban đầu. Cần thực hiện lặp đi lặp lại khoảng từ 10 – 20 lần như thế.
Bài tập thể dục cho người bệnh trĩ - Bài tập co thắt hậu môn
Đây là bài tập thể dục cho người bệnh trĩ có thể áp dụng mọi lúc, mọi nơi. Đầu tiên, người bệnh cần thả lỏng toàn thân, tập trung vào vùng bụng dưới rồi từ từ hít vào. Đồng thời, cần khép chặt mông, đùi lại với nhau và co thót hậu môn.
Nín thở và giữ nguyên như thế trong khoảng 5 giây rồi thở ra từ từ, thả lỏng về trạng thái bình thường. Người bệnh nên thực hiện khoảng 20 – 30 lần và mỗi ngày nên tập đều đặn 2 – 3 lần.
Nằm ngửa, co hai gối và giữ cho hai gót chân sát vào mông. Tiến hành chống đỡ bằng lòng bàn chân và vùng mông rồi từ từ nâng vùng chậu lên, đồng thời co thắt hậu môn lại. Thực hiện lặp lại từ 10 - 20 lần như thế.
Bài tập thể dục cho người bệnh trĩ - Bài tập đi bộ
Người bệnh cần giữ thẳng người, hàm khép hờ, hai tay nắm hờ buông lỏng tự nhiên và tập trung vào vùng bụng dưới, vừa co thắt hậu môn vừa đi bộ từng bước nhẹ nhàng kết hợp với việc thở đều. Cứ đi bộ như thế trong khoảng 3 – 5 phút rồi sau đó thả lỏng hậu môn.
Sau khoảng 1 – 2 phút, người bệnh cần lặp lại động tác vừa đi bộ vừa thót hậu môn. Thời gian cho bài tập đi bộ này là khoảng 30 phút. Mỗi ngày nên tập luyện 1 – 2 lần là tốt nhất.
Lưu ý:
Các chuyên gia cũng khuyến cáo người bệnh trĩ rằng:
Sau khi tập bài tập thể dục cho người bệnh trĩ thì nên uống nhiều nước
Sau khi tập thể dục nên uống nước lọc, nước khoáng để bổ sung nước cho cơ thể.
Tùy vào thể trạng và tình trạng bệnh cụ thể mà người bệnh nên lựa chọn bài tập thể dục phù hợp nhất với mình để tránh tình trạng chảy máu, viêm nhiễm cho búi trĩ.
Đồng thời, chuyên gia cũng khuyên người bệnh trĩ kiêng ăn thức ăn nóng, cay, nhiều dầu mỡ, kiêng các loại thức uống có gas, rượu, bia, không sử dụng các chất kích thích,…
Trên đây là những bài tập thể dục cho người bệnh trĩ. Nếu vẫn còn bất cứ điều gì không rõ thì bạn có thể nhấn vào khung tư vấn online để được trò chuyện trực tiếp với các chuyên gia bệnh trĩ của Phòng Khám Đa Khoa Hoàn Cầu. Mọi thắc mắc của bạn sẽ được giải đáp một cách nhanh chóng và tỉ mỉ nhất!