Mức Độ Nguy Hiểm Của Sốc Phản Vệ Và Biện Pháp Phòng Ngừa



  Sốc phản vệ là tai biến dị ứng nghiêm trọng nhất, dễ gây tử vong nhất bởi nó liên tục gây tắc nghẽn khí quản, không chỉ gặp ở trẻ nhỏ mà ngay cả người lớn nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời. Vậy mức độ nguy hiểm của sốc phản vệ và biện pháp phòng ngừa như thế nào?

tứ vấn online

Sốc phản vệ nguy hiểm thế nào và biện pháp phòng ngừa ra sao?

 

  Theo các chuyên gia tại Phòng Khám Đa Khoa Hoàn Cầu, sốc phản vệ là phản ứng mẫn cảm toàn cơ thể một cách nghiêm trọng, đặc trưng chính là tụt huyết áp hay tắc đường thở, được xảy ra một cách nhanh chóng và có thể đe dọa tính mạng.

  Căn bệnh này là tai biến gây hoang mang không chỉ cho người nhà bệnh nhân mà còn cho cả các y chuyên gia điều trị. Bởi bệnh xuất rất hiện nhanh, ngay lập tức hoặc chỉ sau 30 phút dùng thuốc, thử test, bị ong đốt hoặc sau khi ăn một loại thức ăn lạ.

 

Sốc phản vệ nguy hiểm như thế nào?

Sốc phản vệ nguy hiểm như thế nào?

 

  Triệu chứng bệnh nếu xuất hiện càng sớm thì bệnh sẽ càng nặng và tỉ lệ tử vong càng cao. Chính vì vậy, hiểu rõ về nguyên nhân, biểu hiện sẽ giúp người bệnh có được cách xử lý kịp thời, chính xác.

 Nguyên nhân gây sốc phản vệ

  Các chuyên gia cho biết, ngoại việ do tiêm thuốc vacxin thì có rất nhiều nguyên nhân gây ra sốc phản vệ như:

  + Thuốc

  Là nguyên nhân hàng đầu gây sốc phản vệ ở người bệnh. Các đường thuốc đưa vào cơ thể như tiêm tĩnh mạch, tiêm dưới da, trong da; uống, xông, nhỏ mắt, đặt âm đạo hay thuốc bôi ngoài da ..đều có thể gây sốc phản vệ, trong đó, đường tiêm tĩnh mạch là nguy hiểm nhất. Tất cả các loại thuốc, đặc biệt là một số thuốc kháng sinh, chống viêm, giảm đau, chống co giật, gây tê, gây mê… có thể gây sốc phản vệ.

  + Thức ăn

  Một số loại thức ăn có nguồn gốc động thực vật có thể gây sốc phản vệ như: cá thu, cá ngừ, tôm, tép, ốc, nhộng, trứng, sữa, dứa, lạc, đậu nành, khoai tây, các loại hạt và các chất phụ gia. …

 

Nộc độc một số loại côn trùng có thể gây sốc phản vệ

Nộc độc một số loại côn trùng có thể gây sốc phản vệ

 

  + Nọc côn trùng

  Khi bị các loại côn trùng như: ong đốt, rắn, rết, bọ cạp, nhện…cắn lượng độc tố trong nọc côn trùng tiết ra sẽ gây nên sốc phản vệ cho nạn nhân. Ngoài ra, phấn hoa, nhựa cây, cũng có thể gây sốc phản vệ.

 Biểu hiện của người bệnh khi bị bị sốc phản vệ

  Khi bị sốc phản vệ hàu hế các phản ứng đều xảy ra ở tất cả các cơ quan nội tạng trong cơ thể như:

  + Hệ hô hấp

  Bệnh nhân thấy khó thở, ngạt, tím tái, suy hô hấp cấp, phù dây thanh, phù khí quản, co thắt phế quản có trường hợp phù phổi.

  + Hệ tim mạch

  Sốc phản vệ khiến tĩnh mạch giãn, tụt huyết áp, trụy tim ở giai đoạn nhẹ. Thiếu oxy trong máu, giảm thể tích tuần hoàn dẫn, giảm co bóp cơ tim ở giai đoạn nặng.

  + Hệ thần kinh

  Bệnh nhân bị sốc phản vệ sẽ bị chóng mặt, đau đầu nhanh chóng, chân tay run, nhận thức kém, nói lảm nhảm, co giật toàn thân , thậm chí ngất xỉu hay hôn mê.

tứ vấn online

  + Hệ tiêu hóa

  Khi bị sốc phản vệ do thực phẩm hay thuốc bệnh nhân sẽ đau bụng dữ dội, nôn hoặc buồn nôn, tiêu chảy, chảy máu tiêu hóa.

  + Da

  Da của người bị sốc phản vệ có thể bị mẩn ngứa, nổi mề đay, phù Quincke (tình trạng sưng nề xuất hiện nhanh và đột ngột ở cả vùng dưới và trên bề mặt da, niêm mạc, chủ yếu là ở lưỡi, môi, mắt, miệng, bàn tay, bàn chân, hầu họng và bộ phận sinh dục).

  Sốc phản vệ nặng hay nhẹ phụ thuộc vào mức độ nhạy cảm của từng cơ thể, số lượng và tốc độ hấp thụ các chất lạ vào cơ thể cũng như là thời gian xử lý điều trị.

  Dấu hiệu sớm cần lưu ý: bàn tay, chân bị ngứa, tê môi, lưỡi, khó thở, nhịp tim nhanh, cảm giác bồn chồn, lo lắng.

 Các biện pháp phòng ngừa sốc phản vệ

  Sốc phản vệ có thể xảy ra rất sớm hoặc muộn hơn sau một vài giờ, nhưng khi đã xảy ra sẽ diễn tiến rất nhanh chỉ trong vòng 1–2 phút và chuyển sang trạng thái nguy kịch, cực kỳ nguy hiểm.

  Vì vậy, bạn hãy lưu ý những điều sau để thể phòng tránh sốc phản vệ:

  - Nếu bạn có tiền sử dị ứng, hãy trao đổi kỹ với chuyên gia khi được kê đơn thuốc và hãy nhớ mang theo bên mình các loại thuốc giải dị ứng.

  - Khi đang tiêm thuốc, nếu có những cảm giác khác thường như bồn chồn, hốt hoảng, tê lưỡi.. hãy nói ngay với chuyên gia để ngừng việc tiêm thuốc và kịp thời xử lý.

 

Cần nắm rõ những lưu ý để có thể phòng ngừa sốc phản vệ

Cần nắm rõ những lưu ý để có thể phòng ngừa sốc phản vệ

 

  - Sau khi tiêm thuốc xong nên ở lại khoảng 15-30 phút, không nên ra về ngay đề phòng sốc phản vệ xảy ra muộn hơn.

  - Sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, đúng chỉ định của chuyên gia.

  - Khi ăn đồ ăn lạ, nên thử một lượng nhỏ để xem phản ứng của cơ thể. Chờ sau 24 giờ có thể ăn lại nếu không thấy hiện tượng gì bất thường.

  Trên đây là những thông tin về mức độ nguy hiểm của sốc phản vệ và biện pháp phòng ngừa hiệu quả do các chuyên gia tại Phòng Khám Đa Khoa Hoàn Cầu chia sẻ. Nếu có những thắc mắc liên quan về sốc phản vệ là gì hãy nhấp vào khung chat bên dưới hoặc để lại số điện thoại để được tư vấn nhanh chóng.

  Khi có bất cứ thắc mắc nào cần giải đáp hoặc muốn chat đặt lịch hẹn khám hãy gọi ngay đến Hotline 028 3923 9999 hay đơn giản hơn là để lại số điện thoại vào BOX TƯ VẤN bên dưới, các chuyên gia sẽ gọi lại tư vấn miễn phí cho bạn.

tứ vấn online