Chứng đau thần kinh tọa hay thoát vị đĩa đệm đều là những căn bệnh liên quan đến xương khớp và khiến người bệnh cảm thấy đau đớn, khó chịu, hạn chế trong vận động. Vì có những triệu chứng gần giống nhau nên nhiều người thường nhầm lẫn giữa 2 bệnh đau thần kinh tọa và thoát vị đĩa đệm. Hiểu được điều đó, sau đây cách chuyên gia sẽ mang đến những thông tin để giúp bạn phân biệt một cách chính xác hơn.
Bạn đang gặp triệu chứng đau đớn do bệnh xương khớp?
>>Click [chat] ngay<< chuyên gia hỗ trợ miễn phí!
Để phân biệt 2 chứng bệnh này, bạn cần phải nắm được nó là gì. Đầu tiên là thoát vị đĩa đệm – hiện tượng bao xơ ở đĩa đệm bị rách làm cho nhân nhầy chảy ra ngoài, chèn ép lên rễ thần kinh, khiến người bệnh bị đau, tê và liệt.
Những cơn đau của thoát vị đĩa đệm thường xảy ra tại vùng cột sống cổ và thắt lưng. Bởi vì đây là 2 nơi chịu nhiều áp lực và vận động thường xuyên nhất.
Thoát vị đĩa đệm là một bệnh lý về xương khớp phổ biến và được hình thành bởi các nguyên nhân: vận động sau tư thế, thoái hóa cột sống, bệnh lý về cột sốt hoặc những chấn thương, tai nạn,...
Khái niệm thứ 2 mà chúng ta cần làm rõ đó là đau dây thần kinh tọa. Đây là những cơn đau xuất phát ở thắt lưng rồi di chuyển dọc tới mặt sau của chân hoặc ngược lại.
Trên thực tế, chứng đau thần kinh tọa gặp phổ biến ở những người từ 30 tuổi trở lên. Cơn đau xuất hiện khi dây thần kinh tọa bị chèn ép hoặc kích thích bởi một tác nhân nào đó.
Đau dây thần kinh tọa
Theo các chuyên gia xương khớp, nguyên nhân chủ yếu nhất của đau thần kinh tọa là bệnh thoát vị đĩa đệm có khoảng 90% người đau dây thần kinh tọa là do bệnh lý này gây ra. Do đó, đau thần kinh tọa và thoát vị đĩa đệm có mối liên quan với nhau chặt chẽ.
Bên cạnh đó, đau thần kinh tọa cũng có thể xảy ra do các nguyên nhân khác như bệnh lý về cột sống, vận động không hợp lý, thói quen xấu,...
Như vậy, qua những phân tích trên, chúng ta có thể thấy đau dây thần kinh tọa chính là triệu chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm và cũng xuất phát từ những nguyên nhân khác. Bệnh thoát vị đĩa đệm kéo dài sau một thời gian, sẽ chèn ép đến dây thần kinh tọa. Do đó, người bệnh sẽ bị đồng thời 2 bệnh cùng một lúc.
Để có cách điều trị đúng đắn, người bệnh cần phải theo dõi các triệu chứng bệnh để phân biệt đau thần kinh tọa và thoát vị đĩa đệm chính xác. Cơn đau thần kinh tọa thông thường sẽ lan rộng và di chuyển theo đường đi của dây thần kinh này, cùng với đó là những triệu chứng nóng rát, người mệt mỏi. Đặc biệt, cơn đau xuất hiện chủ yếu ở một bên cơ thể.
Đối với bệnh thoát vị đĩa đệm, bạn thường bị đau ở cả 2 bên, cơn đau dữ dội hoặc âm ỉ tại vùng thắt lưng và tăng lên khi gắng sức. Nếu bước vào giai đoạn nặng, người bệnh còn có cảm giác tê, yếu tại 2 chi dưới, việc gấp – duỗi chân khó khăn hơn, khi ho, đại tiện hoặc hắt hơi cơn đau sẽ thêm trầm trọng.
Phân biệt đau thần kinh tọa với thoát vị đĩa đệm
Trước khi điều trị, chuyên gia tại Phòng khám đa khoa Hoàn Cầu sẽ tiến hành thăm khám để biết bạn đang mắc phải bệnh đau thần kinh tọa và thoát vị đĩa đệm. Căn cứ vào đó để đưa ra liệu trình chữa bệnh thích hợp. Cụ thể gồm 3 phương pháp sau:
++ Điều trị bằng thuốc: Với tác dụng giảm đau, chống viêm, bổ sung chất dinh dưỡng để đẩy lùi triệu chứng, phục hồi xương khớp cho các trường hợp nhẹ.
++ Điều trị bằng vật lý trị liệu: Bao gồm châm cứu, sóng ngắn, điện xung, xoa bóp, kéo giãn cơ,... để điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm và giảm cơn đau thần kinh tọa, phục hồi đĩa đệm và sức khỏe của người bệnh.
++ Điều trị bằng dao châm He-ne: Là phương pháp tiên tiến nhất, kết hợp giữa nguyên tắc châm cứu y học cổ truyền và dao tiểu phẫu hiện đại. Chuyên gia sẽ dùng đầu dao châm để bóc tách, loại bỏ những tác nhân gây bệnh, giải phóng dây thần kinh bị chèn ép và phục hồi cấu trúc tự nhiên của xương khớp.
Phương pháp hỗ trợ điều trị bệnh xương khớp hiệu quả
Trên đây là cách phân biệt đau thần kinh tọa và thoát vị đĩa đệm cùng với cách hỗ trợ điều trị bệnh xương khớp hiệu quả nhất. Hy vọng rằng bạn đọc đã có thêm nhiều thông tin, kinh nghiệm cần thiết cho bản thân mình. Để được tư vấn về tình trạng bệnh mà bạn đang gặp phải hoặc đặt hẹn lịch, bạn có thể trao đổi trực tuyến cùng các chuyên gia thông qua khung chat ở cuối bài nhé!