Sỏi đường tiết niệu là một trong các bệnh gây nhiều biến chứng nguy hiểm và ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của người bệnh. Khi phát hiện ra sỏi đường tiết niệu cần phải điều trị càng sớm càng tốt. Vậy bệnh sỏi đường tiết niệu và cách điều trị ở nam và nữ là gì? Hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết sau đây.
Theo các chuyên gia tại Phòng Khám Đa Khoa Hoàn Cầu, bệnh sỏi đường tiết niệu được hình thành do sự lắng đọng của một số tinh thể trong nước tiểu ở đường niệu. Tùy thuộc vào từng vị trí, bệnh sẽ có các tên khác nhau như: sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang.
Hình ảnh minh họa bệnh sỏi đường tiết niệu
Sỏi đường niệu thường xảy ra ở người lớn tuổi và rất hay tái phát. Bệnh có thể dẫn đến nguy cơ tắc nghẽn đường tiểu và từ đó gây nên hiện tượng nhiễm khuẩn tiểu, thậm chí có thể gây thận ứ nước và suy thận mạn, một biến chứng gây tàn phế suốt đời cho người bệnh. Ngoài ra, sỏi đường niệu nhất là sỏi niệu quản thường gây ra cơn đau quặn thận… Do đó, bệnh sỏi đường niệu đã và đang là vấn đề được rất nhiều người quan tâm, lo lắng.
Sỏi đường tiết niệu có nguy hiểm không? Khi bị sỏi đường tiết niệu người bệnh không nên chần chừ, lo lắng về chi phí chữa viêm tiết niệu, sỏi tiết niệu mà chẫm trễ trong việc điều trị. Bệnh sỏi đường tiết niệu nếu như không sớm được khắc phục kịp thời có thể dẫn đến hình thành nhiều biến chứng vô cùng nguy hiểm như:
Bệnh thường làm cho dòng nước tiểu yếu, khiến cho đường tiểu bị hẹp hay tắc nghẽn. Sỏi có thể xuất hiện tại những vị trí như thận, niệu quản dưới hoặc sát bàng quang, cổ bàng quang, niệu đạo, lỗ sáo và dẫn đến nhiều rắc rối tiểu tiện cho người bệnh.
Bệnh sỏi đường tiết niệu và cách điều trị ở nam và nữ như thế nào?
Khi sỏi phát triển to thường gây cọ xát, va chạm vào đường niệu gây ra những cơn đau lưng bất thường thậm chí dẫn đến tình trạng tiểu ra máu.
Sỏi ở bàng quang, niệu đạo có thể gây ra tình trạng tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu khó. Nếu như chẳng may sỏi bị kẹt trong cuống đài thận sẽ gây chèn ép bế tắc cuống đài thận nên đài thận giãn nở, khi áp lực nước tiểu cao sẽ tác động vào thần kinh thận và vỏ thận gây ra các cơn đau quặn thận.
Nếu như người bệnh có sỏi bị sọ sát vào đường niệu thì sẽ khiến cho niêm mạc phù nề, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập và gây viêm đường tiết niệu.
Không những vậy, sỏi đường tiết niệu là nguyên nhân dẫn đến viêm nhiễm nặng nề cho đường tiểu và nguy hiểm hơn hết có thể dẫn đến suy thận. Bên canh đó, tình trạng viêm nhiễm nặng ở đường tiểu còn có thể gây hoại tử đường tiểu, xuất hiện các lỗ rò ở bàng quang, niệu quản.
Người bệnh phải chịu nhiều cảm giác đau đớn mỗi khi đi tiểu. Tiểu buốt, gắt, tiểu són, thậm chí tiểu ra máu.
Người bệnh sẽ có triệu chứng sốt cao nếu sỏi đường tiết niệu bị nhiễm trùng.
Cảm giác ớn lạnh, lạnh run, buồn nôn và khi sốt.
Sỏi đường tiết niệu thường hình thành và phát triển khá âm thầm cho nên khi sỏi to ngườ bệnh mới có các cơn đau đột ngột, dữ dội ở vùng thắt lưng, lan xuống vùng hạ vị, đến vùng bẹn và cơ quan sinh dục. Cơn đau thường xuất hiện sau khi vận động mạnh, khiến sỏi di chuyển tới chỗ chít hẹp, gây tắc đường niệu.
Để điều trị sỏi đường tiết niệu tùy thuộc vào từng tình trạng bệnh mà sẽ có các phương pháp điều trị như:
Điều trị bằng phương pháp nội khoa được áp dụng đối với sỏi không gây bế tắc, không gây triệu chứng, không có nhiễm trùng. Người bệnh có thể được chỉ định dùng thuốc, sỏi nhỏ hơn 4-5mm có thể tự ra theo dòng nước tiểu, người bệnh được khuyên nên uống nhiều nước. Sỏi niệu quản có kích thước nhỏ hơn 4mm thì 90% sẽ tự tiểu ra. Tuy nhiên, đối với những sỏi hơn 6mm thì khả năng tiểu ra sỏi chỉ khoảng 20%.
Cách điều trị sỏi đường tiết niệu bằng phương pháp nội khoa dùng thuốc
Sỏi đường tiết niệu gây nhiễm trùng hoặc bế tắc có chỉ định can thiệp ngoại khoa càng sớm càng tốt. Tùy kích thước và vị trí của sỏi trên đường tiết niệu và đặc điểm bệnh nhân mà có những phương pháp điều trị khác nhau như: mổ mở, tán sỏi ngoài cơ thể, phẫu thuật nội soi lấy sỏi qua da, nội soi bàng quang niệu quản tán sỏi, phẫu thuật nội soi sau phúc mạc lấy sỏi niệu quản. Mỗi phương pháp có những chỉ định cũng như ưu nhược điểm khác nhau.
Để đảm bảo hiệu quả điều trị tốt người bệnh cũng cần phải có một chế độ ăn hợp lý, không quá nhiều các sản phẩm có canxi và các chất có thể gây sỏi, uống nhiều nước mỗi ngày, không nên nhịn tiểu,…
Mọi thắc mắc về vấn đề bệnh sỏi đường tiết niệu và cách điều trị ở nam và nữ, khám tiết niệu ở đâu tphcm hãy nhấp ngay vào khung chat bên dưới hoặc để lại số điện thoại để được các chuyên gia liên hệ hỗ trợ tư vấn miễn phí.